Tiến Bộ Trong Cuộc Chiến Chống Ung Thư Buồng Trứng


Những ca mắc ung thư buồng trứng ở Úc tăng từ 883 trường hợp vào năm 1982 lên 1,266 trường hợp vào năm 2007 [1]. Ước tính đến năm 2015 sẽ có 1,488 phụ nữ Úc mắc ung thư buồng trứng [2]. 75% trường hợp mắc ung thư buồng trứng được phát hiện ở giai đoạn tiến triển xa (giai đoạn III / IV) khi bệnh đã phát tán ra vùng bụng và bệnh nhân đã bị trướng bụng.


Sàng Lọc


Hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy việc xét nghiệm sàng lọc ung thư buồng trứng có tác dụng làm giảm tỉ lệ tử vong của căn bệnh này. Kể cả với việc kết hợp giám sát các chất chỉ điểm ung thư và hình ảnh ung thư, tỉ lệ sống sót nói chung vẫn không tăng trong khi tỉ lệ can thiệp vẫn tăng; cần tiến hành đến 10 thủ thuật mổ mở bụng hoặc mổ nội soi để tìm ra ung thư. Tuy nhiên, ở nhóm người có nguy cơ cao, như có tiền sử gia đình mắc ung thư, mang gen biến đổi, hoặc ở nhóm phụ nữ Do Thái Ashkenazi, việc xét nghiệm sàng lọc vẫn cần thiết.


Phẫu Thuật Giảm Lượng Tế Bào Khối U Lúc Đầu


Thực tế cho thấy dư lượng tế bào khối u còn sót lại sau khi phẫu thuật xử lý ung thư buồng trứng có thể dự đoán được khả năng sống sót. Cứ giảm được 10% lượng tế bào khối u sẽ nâng cao thời gian sống sót trung bình lên 5.5% [3]. Tuy nhiên với khoảng 75% ca ung thư khi được phát hiện đã ở giai đoan III / IV với những biểu hiện trướng bụng và di căn sang hậu môn, gan, cơ hoành, và một số cơ quan khác trong vùng bụng, việc phẫu thuật để cắt bỏ triệt để tế bào ung thư thường phức tạp, kéo dài, và dễ gây biến chứng.


Phẫu thuật này, ngoài việc cắt bỏ buồng trứng và tử cung còn phải cắt cả hậu môn, mạc nối, cơ hoành, và cắt một phần gan. Việc quyết định phẫu thuật cho một bệnh nhân theo phương pháp này cần cân nhắc kỹ lưỡng các bệnh lý của người bệnh và có ý kiến thảo luận của nhóm bác sĩ đa chuyên ngành. Với một số bệnh nhân, phẫu thuật cắt bỏ khối u triệt căn đối với những bệnh không nhìn thấy bằng mắt thường vẫn là tiêu chuẩn vàng trong điều trị ung thư buồng trứng.


Fight Against Ovarian Cancer

Hình 1: Khả năng sống sót nói chung từ dư tế bào ung thư sau phẫu thuật cắt bỏ khối u lần hai. CL: giới hạn tin cậy; NA: không áp dụng. In lại từ Tạp Chí Sản Phụ Khoa Quốc Tế, Số 108, tác giả Schorge JO et al; tên bài “Mổ cắt bỏ tế bào khối u lần hai cho tái phát ung thư buông trứng nhạy cảm với bạch kim”, trang 123-127; bản quyền 2010, với sự đồng ý của nhà xuất bản Elsevier.


Hóa Trị Bụng


Từ trước đến nay hóa trị bổ trợ vẫn thường được tiêm qua tĩnh mạch. Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây cho thấy việc kết hợp hóa trị tĩnh mạch và hóa trị bụng bằng một cổng dẫn thẳng vào khoang bụng sẽ chặn được sự phát triển của ung thư (tăng từ 18.3 lên 23.8 tháng; P = 0.05) và tăng khả năng sống sót nói chung (từ 49.7 lên 65.6 tháng; P = 0.03) [4].


Tuy nhiên kết quả trên chỉ có được khi phẫu thuật cắt bỏ tế bào ung thư lần đầu đạt được mức cắt bỏ khối u triệt để chỉ còn dư lượng tế bào ung thư dưới 1cm. Hóa trị bụng thường gây ra nhiều tác dụng phụ trong khi điều trị hơn là chỉ dùng hóa trị tĩnh mạch, nhưng chất lượng cuộc sống mà nó đem lại cho bệnh nhân ngay sau điều trị tương đương với chất lượng cuộc sống mà hóa trị tĩnh mạch đem lại sau 12 tháng.


Hóa Trị Bổ Trợ Kết Hợp Với Phẫu Thuật Cắt Bỏ Khối U Ngắt Quãng


Những bệnh nhân mà khả năng cắt bỏ triệt để khối u trong lần phẫu thuật cắt bỏ khối u đầu tiên đều thấp sẽ rất có thể cần thêm hóa trị bổ trợ. Phương pháp này gồm ba đợt hóa trị sau đó đến phẫu thuật cắt bỏ khối u ngắt quãng, sau đó tiếp thêm đợt hóa trị nữa – phương pháp này cho thấy sẽ chặn được sự phát triến của tế bào ung thư và khả năng sống sót nói chung như phương pháp bên trên nhưng ít biến chứng hơn [5].


Lần điều trị bằng hóa trị ban đầu có thể làm giảm khối u, cho phép việc phẫu thuật cắt bỏ khối u được tiến hành nhanh chóng hơn mà vẫn đạt được khả năng cắt bỏ khối u triệt để. Cho dù dùng phương pháp nào đi nữa (phẫu thuật cắt bỏ trước hóa trị hay hóa trị trước phẫu thuật cắt bỏ) thì mục tiêu vẫn là cắt bỏ hoàn toàn khối u có thể thấy bằng mắt vì đây là yếu tố độc lập mang tính quyết định trong việc dự đoán khả năng sống sót nói chung.


Liệu Pháp Nhắm Trúng Đích


Liệu pháp nhắm trúng đích vẫn còn đang ở giai đoạn thử nghiệm và vẫn chưa được thực hiện rộng rãi. Tuy còn trong giai đoạn thử nghiệm, liệu pháp này đã cho thấy có một số loại thuốc có hiệu quả chống được ung thư buồng trứng.


Một số nghiên cứu sơ bộ cho thấy việc dùng hóa trị với thuốc ức chế quá trình tạo mạch máu (angiogenesis) ví dụ như bevacizumab (Avastin) tăng khả năng ngăn chặn sự tiến triển của ung thư nhưng không tăng khả năng sống sót từ ung thư buồng trứng [6]. Các chất ức chế PARP có thể có một số tác dụng trong các bệnh ung thư buồng trứng liên quan đến gen đột biến BRCA [7].


Theo Dõi Thường Xuyên


Có ít chứng cứ cho thấy việc theo dõi sát sao các ung phư phụ khoa sẽ cải thiện được kết quả. Điều này có vẻ phản trực giác vì ai cũng nghĩ rằng việc phát hiện sớm ung thư tái phát sẽ đạt được kết quả tốt hơn.

Dĩ nhiên là việc chụp cắt lớp vi tính thường xuyên là không cần thiết vì phóng xạ từ chụp cắt lớp vi tinh có thể có hại cho sức khỏe. Một thử nghiệm gần đây, với sự tham gia của nhiều trung tâm y tế, so sánh việc theo dõi, và không theo dõi, định kỳ những bệnh nhân ung thư không có triệu chứng bệnh với các chất chỉ điểm ung thư máu. Kết quả cho thấy những bệnh nhân được theo dõi thường xuyên với chất chỉ điểm ung thu máu có tuổi thọ tương với những bệnh nhân không làm xét nghiệm máu thường xuyên. Tuy nhiên chất lượng cuộc sông của những bệnh nhân làm xét nghiệm máu thường xuyên kém hơn [8]. Những bệnh nhân được xét nghiệm máu thường xuyên tuy được phát hiện ung thư tái phát sớm hơn, nhưng tái điều trị bằng hóa chất sớm hơn cũng không làm tăng khả năng sống sót mà còn gây ra nhiều tác dụng phụ và chất lượng cuộc sống kém hơn.

Dĩ nhiên nghiên cứu này cũng có những hạn chế, ví dụ như không dùng phẫu thuật cắt bỏ khổi u lần hai. Bệnh nhân hầu như chỉ được tái điều trị hóa chất mà không qua phẫu thuật trong khi việc áp dụng phẫu thuật cắt bỏ khổi u triệt để lần hai trước khi dùng hóa trị trong điều trị ung thư tái phát cho thấy khả năng sống sót cao hơn là chỉ dùng hóa trị.


Tài Liệu Tham Khảo
1. Australian Institute of Health and Welfare & Australasian Association of Cancer Registries 2010. Cancer in Australia: an overview, 2010. Cancer series no. 60. Cat. no. CAN 56. Canberra: AIHW
2. Australian Institute of Health and Welfare 2010. Gynaecological cancer projections 2010-2015. Cancer series no. 53. Cat. no. CAN 49. Canberra AIHW.
3. Bristow et al. Survival effect of maximal cytoreductive surgery for advanced ovarian carcinoma during the platinum era: a meta-analysis. Journal of clinical oncology : official journal of the American Society of Clinical Oncology (2002) vol. 20 (5) pp. 1248-59
4. Armstrong et al. Intraperitoneal cisplatin and paclitaxel in ovarian cancer. New England Journal of Medicine (2006)
5. Vergote et al. Neoadjuvant chemotherapy or primary surgery in stage IIIC or IV ovarian cancer. The New England journal of medicine (2010) vol. 363 (10) pp. 943-53
6. Burger RA, Brady MF, Bookman MA, et al. Phase III trial of bevacizumab in the primary treatment of advanced epithelial ovarian cancer, primary peritoneal cancer, or fallopian tube cancer: a Gynecologic Oncology Group study. J Clin Oncol 2010;18s:946s (LBA 1).
7. Chan and Mok. PARP inhibition in BRCA-mutated breast and ovarian cancers. Lancet (2010) vol. 376 (9737) pp. 211-3
8. Rustin et al. Early versus delayed treatment of relapsed ovarian cancer (MRC OV05/EORTC 55955): a randomised trial. Lancet (2010) vol. 376 (9747) pp. 1155-63
Dịch vụ của chúng tôi / Ung Bướu Phụ Khoa